Người Bị Đột Quỵ Có Sử Dụng Hồng Sâm Được Không?

Chào mừng bạn đến với website của Sâm Yến Phước Thành
Người Bị Đột Quỵ Có Sử Dụng Hồng Sâm Được Không?

    1. Đột quỵ là một tình trạng khẩn cấp

    Đột quỵ, tên gọi khác là tai biến mạch máu não, là tình trạng máu không lưu thông ảnh hưởng đến một vùng não. Đột quỵ xảy ra sau khi tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu và gây ra cái chết của các tế bào thần kinh, khiến các tế bào này bị thiếu oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để thực hiện các chức năng.

    Khi các tế bào thần kinh bị thiếu oxy, chúng sẽ chết và không thể tái tạo

    2. Tình trạng đột quỵ hiện nay ở Việt Nam

    Việt Nam thuộc nhóm những quốc gia có nguy cơ đột quỵ cao nhất thế giới, tỷ lệ ước tính vượt 218/100.000 dân. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 200 000 ca đột quỵ, khoảng 20% trong số đó tử vong.

    Việt Nam cũng nằm trong 40% quốc gia có nguyên nhân tử vong do đột quỵ vượt lên đứng đầu, cao hơn cả bệnh tim mạch.

    Trái ngược với thế giới, ở Việt Nam tỷ lệ nam gặp đột quỵ nhiều hơn nữ gấp 1,5 lần. Về phân loại đột quỵ, tỷ lệ đột quỵ nhồi máu não ở nước ta là 76%, chảy máu não là 24%. Đặc biệt, ở người trẻ (dưới 45 tuổi), tỷ lệ đột quỵ nhồi máu não chỉ chiếm hơn 50%, còn chảy máu não chiếm đến 46%.

    Ở Việt Nam, tỷ lệ người bị đột quỵ do tăng huyết áp lên tới 78%. Trong khi đó, tỷ lệ này trên thế giới chỉ khoảng gần 60%.

    Tình trạng đột quỵ hiện nay ở Việt Nam

    3. Các dấu hiệu đột quỵ

    Các triệu chứng của đột quỵ não rất đa dạng và đột ngột, bao gồm:

    – Tê hoặc yếu cơ mặt hoặc chân tay, thường xảy ra ở một bên cơ thể

    – Thay đổi thị lực, nhìn mờ một bên hoặc cả hai mắt

    – Chóng mặt

    – Đi lại khó khăn, khó cử động, phối hợp tay chân

    – Nói ngọng, khó nói, tê cứng lưỡi, nói khó hiểu

    Theo các chuyên gia y tế, quy tắc F.A.S.T là công cụ quan trọng để nhận diện cơn đột quỵ. Quy tắc này gồm các yếu tố:

    – F (Face): Dấu hiệu đầu tiên và thường gặp ở bệnh nhân đột quỵ là biến đổi ở mặt. Theo đó, mặt bệnh nhân có thể tê liệt, miệng méo, nhân trung lệch đi so với bình thường. Dấu hiệu này biểu hiện rõ khi bệnh nhân cười, nhe răng.

    – A (Arm): Tình trạng yếu liệt tay chân ở một bên cũng rất phổ biến ở người bị đột quỵ. Khi được yêu cầu đưa hai tay lên cao, bệnh nhân có thể không nâng tay lên được, nếu được thì gặp rất nhiều khó khăn.

    – S (Speech): Người bệnh có biểu hiện ngôn ngữ bất thường, nói khó, nói lắp, nói ngọng

    – T (Time): Khi các triệu chứng trên xuất hiện một cách đột ngột, hãy nhanh chóng gọi cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến bệnh viện có điều trị đột quỵ gần nhất.

    6 DẤU HIỆU ĐỘT QUỴ AI CŨNG CẦN BIẾT - Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1

    4. Công dụng hồng sâm với việc phòng ngừa tai biến

    Hồng sâm phòng ngừa tai biến. Thành phần polysaccharide acid trong hồng sâm được xem là khắc tinh của bệnh tim mạch nhờ khả năng phân rã và ức chế sự hình thành cholesterol xấu – thủ phạm gây ra hàng loạt các vấn đề tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Chưa hết, polyacetylene và insulin annalogue trong hồng sâm đều có tác dụng ngăn ngừa tụ huyết, ức chế hiện tượng tập kết tiểu cầu. Do đó, sử dụng hồng sâm thường xuyên sẽ làm giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra đối với hệ mạch máu của chúng ta.

    5. Người bị tai biến có uống sâm được không?

    Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng, nếu sử dụng hồng sâm Hàn Quốc với liều lượng hợp lý, sâm có thể cải thiện giấc ngủ và tuần hoàn máu của bệnh nhân.

    Theo nghiên cứu từ Bệnh viện Nissei của Nhật Bản, việc dùng 3-6 gram hồng sâm mỗi lần, 3 lần/ngày, liên tục trong 1-2 tháng có thể giúp ổn định huyết áp. TS Dược học Park Jong Dae từ Viện Nghiên cứu Nhân sâm Thảo dược Quốc tế Geumsan cũng cho biết rằng, nếu sử dụng hồng sâm kết hợp với thuốc điều trị, nó có thể hỗ trợ ổn định huyết áp và cải thiện tình trạng sức khỏe.

    6. Ảnh hưởng của sâm đối với người bị tai biến

    Sâm là một thảo dược quý và có lợi cho sức khỏe trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, đối với một số bệnh lý, đặc biệt là tai biến mạch máu não, việc sử dụng sâm cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Dưới đây là một số tác động không mong muốn của sâm đối với người bị tai biến:

    1. Gây mất ngủ: Nhân sâm tươi chứa hoạt chất Rg1, có tác dụng mạnh hơn cả caffein hoặc cocaine, có thể kích thích hệ thần kinh và dẫn đến mất ngủ. Điều này đặc biệt nguy hiểm cho những người có tình trạng cao huyết áp hoặc mất ngủ mãn tính.
    2. Tăng huyết áp: Nhân sâm có thể làm tăng huyết áp ở những người bị huyết áp thấp, nhưng lại phản tác dụng với người đã có huyết áp cao. Tăng huyết áp có thể làm tổn thương động mạch, dẫn đến xơ vữa và các bệnh tim mạch khác, làm gia tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về tim.
    3. Tình trạng cao huyết áp: Theo Đông y, huyết áp cao thường liên quan đến tình trạng can thận âm hư và căng thẳng. Nhân sâm có thể làm tăng thịnh khí và huyết hương, dẫn đến tình trạng huyết áp không được kiểm soát.

    Ngoài ra, những người dưới đây cũng nên tránh sử dụng sâm:

    • Người bị cảm cúm, viêm ruột, viêm dạ dày, đau bụng hoặc tiêu chảy.
    • Người mắc bệnh gan mật cấp tính, lao phổi ho ra máu, hoặc giãn phế quản.
    • Nam giới bị di tinh, xuất tinh sớm.
    • Người mắc bệnh tự miễn dịch như mụn nhọt, viêm khớp, hoặc da cứng.
    • Phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 14 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.

    Sâm là một trong bốn vị thuốc quý và thường được nhắc đến trong các thảo luận về sức khỏe. Tuy nhiên, câu hỏi về việc người bị tai biến có thể sử dụng sâm không vẫn cần được bác sỹ điều trị tư vấn. Vì vậy, khi sử dụng sâm, đặc biệt là đối với người có bệnh lý nền, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

    Người ta bán sức khỏe để kiếm tiền và rồi lại dùng tiền để mua sức khỏe. Khi đang sung sức thường không nghỉ đến một ngày ốm yếu nên phòng hơn chống. Hãy chăm chút sức khỏe của mình khi đang khỏe mạnh nhất. Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khoẻ.

     

     

     

    0
    Map
    Zalo
    Hotline